Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người sau Lửa. Khi phát minh ra lửa thì con người bắt đầu ăn thịt chín. Đến lúc động vật hiếm dần, con người chuyển sang ăn thực vật. Mà một trong những loài thực vật đầu tiên con người cổ xưa tìm ăn là qủa nho, loại quả hoang dại mọc ở vùng châu thổ Sông Nin. Rồi quả nho cũng trở nên thưa vắng. Với bản tính tư hữu, con người đem nho về cất giấu tại nơi ở của mình. Nho được ủ lại sau mấy ngày đem ăn họ cảm thấy khoẻ hơn, thông minh hơn, yêu đời hơn…Và họ liền đặt cho cái lâng lâng đó một biệt danh là Spirit, nghĩa là linh hồn, ngày nay thuật ngữ đó là Rượu.
Rồi từ đấy, lúc vui, khi buồn, cả lúc bình thường người ta đều uống rượu. Đám cưới uống rượu để chung vui, đám tang uống rượu để chia buồn.
Thế giới quanh ta có cái thuộc về lĩnh vực vật chất, có cái thuộc về lĩnh vực tinh thần, nhưng rượu thì lại là vừa là vật chất vừa là tinh thần. Người ta tiếc vì mua phải một thứ đồ dùng đắt giá, song không tiếc, thậm chí còn vui thích khi mua được một chai rượu đẹp, đắt tiền. Văn hoá rượu ở nước ta cũng như các nước trên thế giới có lịch sử từ lâu đời là vì thế.
Rượu có mặt từ rất lâu trong cuộc sống của con người.
Rượu có từ bao giờ? Có từ trước khi có loài người? Theo chữ tượng hình và suy luận (agréat logique) của Trung Quốc, chữ Tửu là rượu gồm 2 bộ phận. Một bộ phận là chữ Thuỷ là nước, ghép với bộ phận là chữ Dậu. Chữ Dậu có nghĩa là rượu lên men. Hai chữ được ghép với nhau có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành rượu.
Uống rượu là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Nét đẹp văn hóa thể hiện trong cách rót rượu, cách nâng ly đối ẩm,… Ly rượu được nhấm nháp bên những câu chuyện, chia sẻ tâm tình, gắn kết tình bằng hữu. Đặc biệt trong những ngày lễ hội, vẻ đẹp trong cách chúc rượu nhau…
Vì vậy, “phi tửu bất thành lễ”. Uống rượu là một tập quán trong giao tiếp xã hội. Uống rượu có văn hóa và điều độ còn tốt cho sức khỏe nữa. Nay có một số ít người hiểu sai về văn hóa uống rượu dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia làm biến tướng nét đẹp văn hóa.
Uống rượu là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Nét đẹp văn hóa thể hiện trong cách rót rượu, cách nâng ly đối ẩm,… Ly rượu được nhấm nháp bên những câu chuyện, chia sẻ tâm tình, gắn kết tình bằng hữu. Đặc biệt trong những ngày lễ hội, vẻ đẹp trong cách chúc rượu nhau…
Uống rượu nét văn hóa của người Việt
Không thể đổ lỗi cho rượu. Vấn đề là con người với nhận thức đúng về văn hóa uống và mời rượu. Uống rượu cho đúng và cho đẹp, chúng ta cũng cần trí tuệ, tri thức và nhất là ý thức. Phải ý thức được rằng, uống rượu cũng đòi hỏi có văn hóa. Mà văn hóa thì không chấp nhận sự thái quá. Trong chuyện uống rượu, có cả sự cao quý, sự sang trọng và dung tục, thấp hèn. Cao sang là những lúc uống rượu có tính chất nghi lễ như tiệc chiêu đãi, bạn bè gặp nhau, lễ, Tết… Điều quan trọng nhất là không quá chén, không ép nhau uống tới cùng.
Rượu đã trở thành thứ không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, tiệc, hội cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Uống rượu đã trở thành một truyền thống, một nét văn hoá riêng của mỗi vùng miền cũng như của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu bia hoặc uống một cách thái quá đang tạo nên một trào lưu, một nét xấu trong văn hoá người Việt
Một điều thường thấy là trong các cuộc rượu, người ta thường mời nhau nâng chén khi bắt đầu vào bữa ăn, được coi như một thứ khai vị và phải hết 100%. Mặc dù đây thường là lúc mỗi cá nhân đang đói, nếu như uống rượu vào sẽ không tốt cho dạ dày cũng như rất dễ say. Và trong quá trình uống rượu, người ta thường mời và chúc tụng nhau, nếu người này mời người kia mà bị từ chối hoặc không mời lại thì sẽ bị coi là không lịch sự hay không tôn trọng. Đây cũng là nguyên nhân xảy ra xô xát, cãi cọ thậm chí chém giết nhau mà báo chí đã từng đưa tin trong thời gian gần đây Và trong các cuộc rượu, người ta thường rót đều bằng nhau, và khi đã nâng ly thì tất cả đều phải uống hết 100%, nếu ai không uống hết sẽ nhận được những lời phê phán hoặc bị coi là không lịch sự. thậm chí người ta còn soi xét nhau từng tí gọi là “long đen” để bắt hoặc “mời” nhau phải uống hết. Cũng có nhiều người khi mời nhau là phải uống đầy tràn mới thể hiện sự kính trọng nhau và cũng phải uống hết 100%. Người ta vẫn gọi đây là kiểu uống “nock out” và thường dễ khiến người được mời nhanh say nếu như tửu lượng kém hoặc không quen kiểu uống nock out. Đó có thể coi là cách uống rượu không văn minh mà nhiều người vẫn gọi đó cách uống “phàm phu tục tửu” bởi mỗi người đều có thể trạng và tửu lượng khác nhau, người có thể uống rất nhiều nhưng cũng có người uống một chút cũng say. Và rõ ràng uống rượu theo kiểu đồng đều như nhau là hại nhau chứ không phải quý trọng, yêu mến nhau. Có câu: “rượu bất khả ép”, Người uống được ép người không uống được đến say là một điều đáng phê phán chứ không phải lấy đó làm oai. Tuy nhiên, người ta vẫn thường tự hào và khoe nhau mỗi khi mình uống được nhiều hơn người khác.
Vẫn biết uống rượu là một nét văn hoá nhưng uống rượu mà để lại hậu quả không tốt thì lại là điều đáng phê phán. Nhiều người vẫn biết đến câu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”, tuy nhiên ít người biết rằng các cụ xưa vẫn dạy: “Ẩm tửu dung hoà đích quân tử” nghĩa là người quân tử uống rượu phải trầm tính, uống chỉ đến mức phấn chấn, suy nghĩ những điều có lợi cho gia đình và đất nước, ấy mới được coi là người sành rượu. Có thể coi rượu là một thứ tinh tuý của trời đất, một thú hưởng thụ tuyệt vời của nhân loại. Cách mời uống rượu với những người cùng bàn có nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào từng thời điểm bạn nên áp dụng cho phù hợp với ngữ cảnh và văn hóa ứng xử của mỗi vùng miền.
Ngoài ra, điều quan trong hơn cả là bạn phải chú ý lời nói của mình. Các cụ có câu “lời mời cao hơn mâm cỗ” vì vậy mỗi lời bạn nói khi mời rượu sếp, khi tiếp rượu hay từ chối uống cũng phải làm sao để người nghe cảm thấy hài lòng. Tránh những lời nói đả kích, thiếu tôn trọng hay thách thức người cùng uống.
Rượu vốn là thức uống mỹ vị. Chính vì thế, người thưởng rượu cũng phải là người tinh tế. Uống rượu có văn hóa là phải nhấp từng ngụm rất nhỏ để cho hương rượu ngấm vào đầu lưỡi, cảm nhận đến tận cùng cái vị cay nồng đặc trưng. Cứ thế mà thưởng từng chút một để thấy tinh thần phấn khởi, tâm hồn nhẹ nhàng bay bổng, dễ trò chuyện, chia sẻ tâm tình.
Tửu lượng không phải mức thang đo đạo đức hay giá trị con người. Nó không chứng tỏ độ giàu có, chịu chơi hay độ “men” của đấng mày râu. Nhưng vì một sức ép vô hình nào đó, nhiều người ngày nay đang gắng sức thể hiện bản lĩnh của mình trên bàn nhậu chứ không phải trong công việc hay cách đối nhân xử thế. Ép rượu, nốc rượu hay chuốc rượu đều là hành động thể hiện sự thiếu văn hóa.
Đừng bao giờ dùng bất kì lời lẽ hoặc cách thức khiêu khích, dụ dỗ nào để người khác phải uống bia rượu vào người. Nếu người ta không muốn uống, bạn đừng cố ép. Người vì bạn mà uống vài lon bia có sẵn sàng “vào sinh ra tử” vì bạn không? Sẵn lòng uống với bạn, xỉn với bạn khác xa hoàn toàn với việc sống chết vì bạn.
Đừng bao giờ để rượu bia làm bạn mất kiểm soát, điều này cực kì quan trọng! Đừng bao giờ để cho bản thân mình phải uống rượu vì người khác. Nếu bạn không muốn uống, hãy giữ chính kiến của mình. Những người bạn sẵn lòng bỏ rơi bạn, “tẩy chay” bạn, xem thường bạn, thậm chí đòi thật sự nghỉ chơi với bạn… chỉ vì bạn không uống với họ “vài ly” thì không thể nào là người bạn tốt được. Đó chỉ là những người xem bạn như một trò đùa, một thứ để họ thử xem “tầm ảnh hưởng” của họ đến đâu mà thôi.
Hãy biến việc uống rượu thành một nét đẹp có Văn hóa